Xe bán tải nhập làn cao tốc ‘kiểu tự sát’: Dân mạng đòi phạt nặng tài xế
Các quan chức chính quyền Tổng thống Donald Trump được cho là đang vội vã nắm bắt tình hình và phần nào “chữa cháy” sau tuyên bố của ông chủ Nhà Trắng về ý tưởng Mỹ tiếp quản Gaza tái thiết dải đất này.CNN dẫn các nguồn thạo tin cho hay ý tưởng của ông Trump đã được ấp ủ một thời gian và dường như do chính tổng thống đề ra, thay vì được đội ngũ chuyên gia và cố vấn từng bước xây dựng và cuối cùng trình lên ông chủ Nhà Trắng.Các quan chức cho rằng quyết định này phần nào phản ánh bức tranh về sự bế tắc khi không có nước nào đưa ra được giải pháp hợp lý do vấn đề tái thiết Gaza nếu xung đột chấm dứt. Song, việc ông Trump công bố ý tưởng này khi đọc từ bản ghi chú đã gây sốc chính trường trong và ngoài nước, thậm chí nhiều cố vấn của ông Trump không biết trước ý tưởng này.Đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff đã đến Gaza vào tuần trước, trở lại Washington và báo cáo cho ông Trump cũng như trả lời phóng viên rằng Gaza không còn là nơi có thể sống được.“Đó là những tòa nhà có thể đổ bất cứ lúc nào. Không có bất kỳ tiện ích nào ở đó, không có nước, điện, khí đốt, không gì cả. Có Chúa mới biết loại dịch bệnh nào có thể đang hoành hành ở đó. Vì vậy, khi tổng thống nói về việc dọn dẹp nơi này, ông ấy nói về việc biến nơi này thành nơi có thể ở được. Đây là một kế hoạch dài hạn”, ông Witkoff nói với phóng viên hôm 4.2. Trong khi đó, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz nói rằng ông Trump có thể đã nghĩ về kế hoạch cho Gaza hậu chiến ngay từ khi chiến sự bùng phát ngày 7.10.2023.Trong các cuộc trò chuyện với trợ lý, ông Trump than thở về các bên khác trong khu vực Trung Đông thiếu những kế hoạch cụ thể về tái thiết Gaza. Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết ông Trump đã suy nghĩ về ý tưởng trên trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nó chưa được cụ thể hóa bằng văn bản vào thời điểm ông Trump tuyên bố ngày 3.2.Thông tin tin từ chuyến thăm Gaza của ông Witkoff ít nhiều ảnh hưởng đến quyết định của ông Trump, song các quan chức trong Nhà Trắng, thậm chí phía Israel không nghĩ nhà lãnh đạo Mỹ lại đưa ra tuyên bố sớm như vậy, trong khi thiếu kế hoạch chi tiết, theo The New York Times.Một số thành viên nội các và nghị sĩ Cộng hòa đã bất ngờ trước thông tin này. Ý tưởng về Gaza nêu trên không được ông Trump đề cập trong cuộc gặp kín với thành viên đảng Cộng hòa thuộc Ủy ban quân vụ thượng viện Mỹ tuần trước.Đài CNN cho hay Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio lần đầu nghe nói đến ý tưởng tiếp quản Gaza khi đang xem TV về buổi họp báo của ông Trump sau cuộc gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Phần lớn thông tin và công việc về vấn đề Trung Đông được cho là đã chuyển sang cho ông Steve Witkoff phụ trách, do đó công việc của ông Rubio liên quan khu vực này đã giảm đáng kể. Trong ngày 5.2, ông Rubio giải thích rằng tổng thống Mỹ không có ý thù địch và kế hoạch di dời người dân tại Gaza chỉ là tạm thời trong thời gian dọn dẹp đống đổ nát sau hơn 1 năm chiến sự.Về phía Israel, không rõ Thủ tướng Netanyahu đã nghe thông tin nào trong cuộc gặp ông Trump, song truyền thông Mỹ đưa tin nụ cười trên khuôn mặt khi ông Trump tuyên bố phần nào cho thấy nhà lãnh đạo Israel thích những điều đã nghe được.Trong một số cuộc thảo luận hồi năm ngoái, ông Trump đã nhiều lần nhấn mạnh giá trị ven biển Dải Gaza, cho rằng đây là vị trí đắc địa để phát triển bất động sản. Con rể của ông Trump Jared Kushner, người từng là cố vấn tại Nhà Trắng nhiệm kỳ đầu của ông Trump, cũng gọi khu vực bờ sông tại Gaza “rất có giá trị”.Sau khi ông Trump nhậm chức, Tổng thống Mỹ cũng đưa ra những gợi ý về kế hoạch tại Gaza. “Đó là một vị trí tuyệt vời, với bờ biển và thời tiết tuyệt vời. Mọi thứ đều tốt. Một số điều đẹp đẽ có thể được thực hiện tại đây”, ông Trump nói sau khi tuyên thệ nhậm chức, khẳng định sẽ xây dựng Gaza thành một nơi “mang tầm quốc tế và kinh ngạc”.Tuy nhiên, việc không loại trừ khả năng điều động quân đội đến Gaza cho kế hoạch xây dựng đã đi ngược lập trường lâu nay của ông Trump, người nhiều lần chỉ trích sự can dự của Mỹ vào nước ngoài và muốn rút dần quân đội Mỹ về nước.Giao thông đường sắt, hàng không ở Đức tê liệt vì đợt đình công mới
Mua xe cũ phân khúc cao và mua xe mới phân khúc thấp luôn là câu chuyện được người tiêu dùng phân vân khi có ý định mua ô tô. Với tầm giá khoảng 750 triệu đồng để mua xe gầm cao, VinFast Lux SA2.0 và Mitsubishi Xforce đều là hai lựa chọn đáng đặt lên bàn cân so sánh.Tham khảo thị trường xe cũ trong tầm giá 750 triệu đồng, người dùng có thể mua được VinFast Lux SA2.0 bản Premium, sản xuất năm 2019 - 2020. Trong khi đó, tầm giá tiền trên chỉ đủ để hoàn tất thủ tục, chi phí lăn bánh cho mẫu Mitsubishi Xforce phiên bản Premium.Trong bài viết này, Thanh Niên sẽ so sánh tổng quan cả hai mẫu xe cùng các ưu, nhược điểm để độc giả có cái nhìn đa chiều.Xét về mặt định vị phân khúc, VinFast Lux SA2.0 thuộc phân khúc SUV cỡ E nên sẽ có kích thước lớn hơn tương đối nhiều so với Mitsubishi Xforce thuộc phân khúc SUV cỡ B.Chi tiết hơn, Lux SA2.0 dài hơn Xforce 550 mm, rộng hơn 150 mm, cao hơn 113 mm và chiều dài cơ sở cũng lớn hơn 283 mm. Do đó, khi đặt cạnh nhau, VinFast Lux SA2.0 bệ vệ và lớn hơn Mitsubishi Xforce tương đối nhiều. Dù vậy, khoảng sáng gầm của mẫu xe Nhật cao hơn mẫu xe Việt Nam 27 mm, kết hợp cùng chiều dài cơ sở ngắn nên vượt qua các đoạn đường ghồ ghề tự tin hơn.Kích thước lớn của VinFast Lux SA2.0 là ưu điểm giúp người ngồi trong xe thoải mái hơn, nhất là trong những chuyến đi dài nhưng cũng là nhược điểm khi đi trong phố khá cồng kềnh. Ngược lại, kích thước nhỏ giúp Mitsubishi Xforce linh hoạt hơn ở những khu vực đông đúc, chật hẹp.Về thiết kế tổng thể, cả hai mẫu xe đều mang hai phong cách thiết kế khác nhau. Mitsubishi Xforce với phong cách Dynamic Shield ấn tượng, có nhiều điểm nhấn nổi bật ở phần ngoại hình. Trong khi đó, VinFast Lux SA2.0 theo phong cách sang trọng, cân đối, phù hợp với nhiều khách hàng.Xét ở trang bị ngoại thất, cả hai mẫu xe này đều có trang bị đèn pha và đèn hậu LED, cảm biến đèn tự động bật/tắt và cảm biến gạt mưa tự động. Tuy nhiên, Lux SA2.0 bản Premium trang bị thêm cốp chỉnh điện và kích thước mâm 20 inch, lớn hơn so với mâm 18 inch của Xforce Premium.Kích thước mâm, lốp lớn hơn cũng đồng nghĩa với chi phí thay thế trên Lux SA2.0 Premium cao hơn so với Xforce Premium.Về trang bị tiện nghi, mẫu xe Việt Nam chiếm ưu thế với nội thất bọc da Nappa, hàng ghế trước chỉnh điện 12 hướng, hệ thống giải trí gồm 13 loa, 4 kính cửa sổ một chạm,... Trong khi đó, Xforce Premium có màn hình trung tâm lớn hơn, kích thước 12,3 inch, bảng đồng hồ kỹ thuật số, hàng ghế sau ngã 8 nấc,...Nhờ kích thước lớn hơn tương đối, không gian bên trong của VinFast Lux SA2.0 cũng rộng rãi hơn đáng kể so với Mitsubishi Xforce. Ngoài ra, ưu điểm của mẫu xe Việt Nam là được trang bị 7 chỗ ngồi (ghế 5+2) so với 5 chỗ ngồi trên mẫu xe Nhật. Tuy nhiên, hai chỗ ngồi ở hàng ghế thứ 3 trên Lux SA2.0 khá nhỏ và chật, chỉ phù hợp với trẻ em.Về khả năng vận hành, VinFast Lux SA2.0 Premium vượt trội hơn với động cơ tăng áp, có công suất và mô-men xoắn cao hơn Xforce lần lượt 123 mã lực và 209 Nm. Ngoài ra, mẫu xe Việt Nam còn mang lại cảm giác lái thể thao hơn khi sử dụng hộp số tự động 8 cấp, hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian,... Đánh đổi, mức tiêu hao nhiên liệu của Lux SA2.0 Premium sẽ cao hơn so với Mitsubishi Xforce.Không nổi bật ở khả năng vận hành nhưng Mitsubishi Xforce Premium được trang bị 4 chế độ lái, được tinh chỉnh để phản hồi cùng hệ thống hỗ trợ vào cua Active Yaw Control (AYC), giúp tăng độ bám đường trên từng loại địa hình khác nhau. Ngoài ra, mẫu xe đến từ Nhật Bản còn có tay lái trợ lực điện, giúp đánh lái nhẹ nhàng hơn so với trợ lực dầu, điều khiển điện trên Lux SA2.0.Về khía cạnh trang bị an toàn, cả VinFast Lux SA2.0 Premium và Mitsubishi Xforce Premium đều không có các công nghệ an toàn chủ động, hỗ trợ người lái.Xforce Premium chỉ có các trang bị an toàn cơ bản như, hệ thống phanh ABS, cân bằng điện tử, kiểm soát lực kéo, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, hỗ trợ vào cua,... phiên bản này không có camera 360 độ, cảm biến đỗ xe trước như trên Lux SA2.0 Premium. Muốn có công nghệ an toàn chủ động, hỗ trợ người lái, người dùng phải mua Mitsubishi Xforce bản Ultimate.VinFast Lux SA2.0 Premium vượt trội hơn ở kích thước, không gian nội thất, động cơ mạnh mẽ và phù hợp cho gia đình từ 5 - 7 người. Đánh đổi, mẫu xe này đã bị khai tử, dù được hãng cam kết bảo hành 10 năm nhưng nhiều người vẫn e ngại trong việc bảo dưỡng, thay thế phụ tùng về sau. Ngoài ra, mẫu xe này hiện chỉ có trên thị trường xe cũ, buộc người mua phải có kiến thức và kinh nghiệm để tránh mua xe tai nạn, ngập nước.Trong khi đó, Mitsubishi Xforce có kích thước nhỏ gọn, phù hợp với gia đình có từ 3 - 5 thành viên và thường xuyên di chuyển ở nội thành. Dù động cơ trên Xforce Premium không mạnh như trên Lux SA2.0 Premium nhưng vẫn đáp ứng vừa đủ nhu cầu sử dụng hàng ngày. Hơn nữa, việc mua xe mới sẽ khiến người dùng đỡ lo lắng trong quá trình lựa chọn so với xe cũ.Nhìn chung, cả hai mẫu xe trên đều đáng cân nhắc, lựa chọn trong tầm giá 750 triệu đồng nhưng quyết định chọn xe nào sẽ phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu sử dụng của mỗi người.
Hà Nội ra mắt 8 đội hình tình nguyện trong Tháng Thanh niên
Tối 15.6 tại nhà thi đấu Cầu Giấy (Hà Nội), CLB Thang Long Warriors chạm trán CLB Ho Chi Minh City Wings ở trận đấu thứ 6 của VBA 2023. Ở lần chạm trán này, 2 đội giữ nguyên bộ khung giúp mình có chiến thắng ở trận đầu. Trong đó CLB Ho Chi Minh City Wings trông chờ vào Vincent Nguyễn, Jeremy Smith, Amir Williams còn Thang Long Warriors có John Fields, Sameen Swint, Justin Young,...
Theo nghị quyết của HĐND tỉnh Bình Dương về thành lập Sở Xây dựng (trên cơ sở hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng), sau đó UBND tỉnh đã quyết điều động, bổ nhiệm Ban giám đốc Sở Xây dựng gồm 8 người.Cụ thể, bổ nhiệm ông Huỳnh Anh Minh (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GT-VT) làm giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương. Ngoài ra, còn 7 phó giám đốc, gồm: ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh, ông Bồ Kỹ Thuật, ông Nguyễn Vĩnh Toàn, ông Trần Sĩ Nam (cùng là Phó giám đốc Sở Xây dựng cũ); ông Nguyễn Hữu Tuấn; ông Nguyễn Chí Hiếu và ông Nguyễn Thanh Thuận (cùng là Phó giám đốc Sở GT-VT cũ).Thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường (hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT), UBND tỉnh Bình Dương điều động, bổ nhiệm ban giám đốc sở này gồm 7 người.Cụ thể, ông Phạm Văn Bông (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN-PTNT) được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường. Các phó giám đốc gồm: ông Hồ Trúc Thanh, ông Lê Thanh Tâm và ông Võ Thành Giàu (cùng là Phó giám đốc Sở NN-PTNT); bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy, ông Phạm Xuân Ngọc và bà Nguyễn Thị Bích Thủy (cùng là Phó giám đốc Sở TN-MT).Sở Tôn giáo và Dân tộc mới thành lập (trên cơ sở tổ chức lại Ban Tôn giáo và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân tộc từ Văn phòng UBND tỉnh). Ban giám đốc gồm có 3 người.Cụ thể, ông Trịnh Đức Tài (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH) được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tôn giáo và Dân tộc. Các phó giám đốc gồm: ông Thái Trần Quốc Bảo (cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh) và ông Nguyễn Khánh Toàn (cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Bình Dương).Các sở còn lại gồm Sở Tài chính Bình Dương có 1 giám đốc và 6 phó giám đốc; Sở Nội vụ gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc; Sở KH-CN có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.
Hàng ngàn người thưởng thức ẩm thực quê trên cánh đồng An Nhứt
Hoạt động nghệ thuật cả năm dài, vẽ và vẽ, nhưng định thành một khái niệm vẽ tết ở cùng một đề tài, không nhiều họa sĩ đeo đuổi. Ba nhân vật giới thiệu trong bài, mang 3 phong cách - ngôn ngữ - cá tính - tư duy hội họa khác biệt nhau, nhưng mang điểm chung là đều vẽ về tết. Miền tết ấy, là những "phẫu thuật" đến tận cùng vẻ đẹp hoa đào của người được mệnh danh là họa sĩ hoa đào: Nguyễn Hữu Khoa; hay là những gian bếp củi đơn sơ mà ấm nồng, gợi về thời gian khó những cái tết mà họa sĩ Nguyễn Minh từng trải nghiệm thời thơ ấu. Ở một góc tết khác qua tranh lụa, họa sĩ Vũ Thùy Mai lại đem đến kết nối của quá khứ vào hiện tại, với nét đẹp diệu huyền, đậm niềm hoài cổ.Đã hơn 15 năm qua, cứ tết về, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại trình làng cho anh em văn nghệ và người yêu nghệ thuật những tác phẩm hoa đào đặc biệt. Phải gọi là đặc biệt, bởi tác giả là dân làng đào Nhật Tân, sinh ra và lớn lên trong gia đình trồng hoa đào, nên anh có góc nhìn và cách biểu hiện về hoa đào theo ngôn ngữ riêng. Mỗi độ tháng chạp, khi đường đê sông Hồng và quanh làng đào Nhật Tân chen chúc hoa đào đợi người mua chơi tết, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại rong ruổi qua các nhà thân quen chuyện trò, ngắm nghía, cảm nhận và… thấm nét đẹp của đào để đưa vào hội họa.Hữu Khoa bảo: "Cây đào khi nở, từ đào phai, đào bích, nếu nhìn qua chỉ thấy các bông cùng một tông màu, chẳng có gì khác biệt, nhưng nếu dành thời gian quan sát kĩ, sẽ thấy mỗi bông hoa, từng búp lá, đều mang những sắc thái rất riêng, và đều đẹp". Đấy là mới nghe Hữu Khoa tả về hoa, có dịp cùng anh mỗi mùa tết rong chơi các vườn đào, mới thấy đằng sau vẻ đẹp rung rinh, mong manh của sắc hoa, là cả thế giới diệu kỳ được lý giải thật cặn kẽ. Muốn cổ kính, xù xì già nua, hoài cổ… những gốc đào thế là lựa chọn hàng đầu. Rồi đến đào vọt, đào huyền, đào dông, đào cành, đào chậu… chuyển qua màu sẽ có đào bích, đào phai, đào thất thốn… Tất cả cùng là đào nhưng bao điều khác biệt. Những khác biệt cặn kẽ đến chi tiết siêu nhỏ như gân lá, nút hoa, cánh hoa, nhụy vàng… được Hữu Khoa diễn lên toan thành tác phẩm. Vẽ cho giống hoa đào với Hữu Khoa không là điều khó, bởi ngoài bề dày là cư dân làng đào, cùng 15 năm vẽ đào ngày xuân, nhìn lại cả chặng dài sáng tác ấy, thấy rõ những chuyển biến khác biệt, vẫn là rực rỡ, tươi vui, và… rất đào, hiện đại, trẻ trung chứ không bị sa đà vào đặc tả sến súa. Nói về cảm nhận và cách thể hiện đề tài đào xuân bền bỉ sau ngần ấy năm, Hữu Khoa chia sẻ: "Tôi muốn tìm cách thể hiện mới theo từng năm với đề tài hoa đào. Càng về sau, tôi không tập trung miêu tả vào chi tiết như trước, mà chỉ gợi hình để tác phẩm đem lại nhiều cảm nhận cũng như tăng tính đương đại hơn là nghĩ về một tác phẩm hoa đào truyền thống". Miền xuân ấy của họa sĩ Vũ Thùy Mai, với những tưng bừng, rạng rỡ, nhưng không quá chói gắt, va đập của những gam màu mạnh, nóng, mà được biểu hiện theo phong cách đồng hiện, rõ ràng, nên thơ, dịu dàng trên lụa - chất liệu yêu thích trong sáng tác của họa sĩ những năm gần đây. Nhành mai trắng, chậu thuỷ tiên rực nở, mâm trái cây ngũ quả… Những chi tiết gợi về tết được khai thác nhiều trong tác phẩm của Vũ Thùy Mai.Nữ họa sĩ chia sẻ lý do: "Cuộc sống vốn nhiều bộn bề, lo toan, nên khi vẽ, tôi muốn gửi vào đó mong vọng cuộc sống an lành, tươi vui, nhẹ nhàng, thư thái. Không khí của mùa xuân, hoa lá đem lại cho tôi nguồn năng lượng tích cực. Tôi cũng là người yêu thích hoa, quanh cuộc sống của tôi ở gia đình cũng phủ đầy hoa lá". Đi vào chi tiết trong từng tác phẩm hoa xuân của Vũ Thùy Mai, lại thấy những nhấn nhá, kín đáo, e ấp chứ không phô trương, các cổ vật tiêu biểu thuộc các thời kỳ lịch sử gốm Việt, từ gốm hoa nâu thời Lý cho đến gốm hoa lam thời Lê Sơ, cả đồ sứ ký kiểu của triều Nguyễn. Sự kết nối sắc xuân từ hoa lá vào cổ ngoạn, lấp đầy không gian kiến trúc cũng được tinh chọn đậm phong cách thuộc địa từ các biệt thự cổ xưa thời Pháp thuộc, tạo cho từng tác phẩm những nét quen, những cảm xúc hoài niệm, đong đầy tình cảm. Những dắt díu từ cổ xưa vào đương đại, Vũ Thùy Mai cho biết nguyên cớ: "Bố cục các tác phẩm là sự sắp đặt có chủ ý, nhất là mảng tĩnh vật thông qua các hiện vật sưu tầm. Tôi muốn tranh của mình biểu hiện sự tĩnh tại, cổ vật gợi về niềm hoài cổ, còn hoa lá tươi vui là những gì của thực tại. Khi hai chi tiết ấy kết nối vào nhau, cũng cần ở bản thân tôi sự nhẫn nại, chậm rãi, vẽ thong thả, vẽ kỹ… Một bức tranh trung bình tôi mất một đến vài tháng thể hiện, đó cũng là cách tôi tự khiến mình tịnh lại để nhìn cuộc sống chậm hơn, cho tôi sự cân bằng". Nhìn vào miền xuân của Vũ Thùy Mai, thấy ngay ở đó cái rực rỡ của hoa xuân, nắng xuân, của những chỉn chu, quý phái, họa nên một không gian tết có xưa cũ, có hiện đại, tạo nên sự kết nối liền mạch thú vị, đậm nét Việt. Họa sĩ Nguyễn Minh, được bằng hữu trong giới nghệ thuật đặt cho biệt danh là "Minh phố" vì Minh hay vẽ phố. Nhưng một đề tài ngoài phố mà Minh theo đuổi mỗi khi tết về, ấy là vẽ bếp lửa. Nguyễn Minh nêu lý do: "Cứ tầm trước tết khoảng một vài tháng, tôi gác lại mọi thứ, chỉ vẽ đề tài về bếp, đến nay cũng đã hơn 6 năm rồi. Bếp lửa quê đối với tôi là một thời tuổi thơ, là những năm tháng sống với gia đình, ông bà nơi quê xa miền nông thôn. Bếp lửa với tôi là hoài niệm, khi tết về, tôi muốn vẽ lại hoài niệm từ những cảm nghiệm ký ức". Góc bếp của Nguyễn Minh, giản đơn chỉ với bếp lửa hồng, liễn mỡ, siêu nước, nồi bánh chưng, những khúc củi… nhưng khiến nhiều người rưng rưng bởi chạm vào ký ức của một thời thương nhớ. Nguyễn Minh nói thêm: "Ở quê có nhiều trải nghiệm, ký ức, nhưng tôi chọn góc bếp vì đó là nơi đoàn viên của cả gia đình. Nổi lửa là thấy ở đó sự ấm no, là khởi đầu cho ngày mới. Ngày tôi còn nhỏ, tôi được giao việc mỗi sáng phải thổi cơm xong rồi mới ra ngoài, nên nhiều tác phẩm về bếp, tôi đặt là Một ngày mới". Cùng là bếp, nhưng qua từng năm, Nguyễn Minh cũng có những cách thể hiện khác biệt. Bếp buổi nắng sớm, khác với bếp lúc ban chiều, bếp củi cũng là những gì đang hiện hữu, và cũng mất đi khi làng đã lên phố. Vẽ bếp, như để tìm lại chút lặng ngày xuân, tận hưởng những đủ đầy hôm nay và lắng lòng mình lại nhớ về những hoài niệm đẹp, giản đơn nơi bếp củi bập bùng.